Thanh đường gamosa có dùng được cho mẹ bầu không ? Bệnh tiểu đường ảnh hưởng nghiêm trọng đến cơ thể mẹ và bé như nào? Thực đơn hàng ngày cho bà bầu tiểu đường cần ăn và nên ăn những gì? Bà bầu tiểu đường nên làm gì để kiếm soát lượng đường huyết trong máu và giữ cơ thể luôn khỏe mạnh?
1. Chẩn đoán bà bầu bị tiểu đường trong thai kỳ
Bệnh tiểu đường thai kỳ thường được phát hiện trong tháng thứ 4 của kỳ mang thai và có thể khỏi sau khi sinh khoảng 6 tuần.
Bác sĩ thường dựa vào 2 chỉ số dưới đây để chẩn đoán bà bầu bị tiểu đường:
– Chỉ số đường huyết lúc đói: ≥ 150mg %.
– Dung nạp OGTT Uống 75g đường huyết, đo lượng đường huyết sau 2 giờ ≥ 140mg%.
Đường (glucose) lấy trong thực đơn hàng ngày là nguồn năng lượng cung cấp cho cơ thể. Cơ thể sử dụng hormone tiết ra từ tuyến tụy là "hóc-môn kiểm soát đường" để kiểm soát lượng đường trong máu và chuyển hóa lượng đường thành năng lượng để duy trì hoạt động hàng ngày. Nếu cơ thể thiếu "hóc-môn kiểm soát đường" sẽ dẫn đến lượng đường trong máu luôn ở trạng thái cao (trạng thái bà bầu tiểu đường thai kỳ) và sẽ ảnh hưởng đến thai nhi trong bụng:
Để biết những cách chẩn đoán bệnh tiểu đường thai kỳ, bạn đọc có thể đọc bài viết: “Xét nghiệm đái tháo đường ở phụ nữ mang thai“
2. Những ảnh hưởng nghiêm trọng đến thai nhi khi bà bầu bị tiểu đường
– Ảnh hưởng đến quá trình sinh nở
Lượng đường trong máu của mẹ có thể truyền sang máu của bé, do đó tuyến tụy của bé luôn phải hoạt động thường xuyên để sản xuất ra "hóc-môn kiểm soát đường", phần thân trên hoạt động nhiều sẽ phát triển khá nhanh trong thai kỳ. Khi sinh ra, thai vai nhi rộng, dẫn đến khó sinh. Thậm chí, có nhiều biến cố xảy ra trong quá trình sinh nở, em bé có thể bị gãy xương hoặc tổn thương não.
– Thai nhi sinh ra có thể bị béo phì
Em bé sinh ra có mẹ bị tiểu đường có nguy cơ thừa cân gấp 3,5 lần so với những thai nhi khác. Tình trạng mẹ thừa cân và bị tiểu đường trước khi mang thai, nguy cơ này thậm chí có thể gấp 5,5 lần.
– Bị hạ đường huyết
Sau khi sinh ra, tuyến tụy của bé vẫn đang hoạt động tích cực để sản xuất lượng "hóc-môn kiểm soát đường" đáp ứng lượng đường dư thừa trước đây từ mẹ truyền sang. Vì vậy, lượng đường trong máu của bé sẽ bị giảm gây nên tình trạng hạ đường huyết ở em bé mới sinh.
– Những bệnh về đường hô hấp và bị vàng da
Em bé sinh ra có mẹ bị tiểu đường thai kỳ sẽ có những nguy cơ bị bệnh về đường hô hấp sau khi sinh. Ngoài ra, bé không được hồng hào như những đứa trẻ khác, da bé có thể bị vàng.
– Biến chứng nguy hiểm tác động đến thai nhi
Bà bầu bị tiểu đường thai kỳ có nguy cơ bị biến chứng như tiền sản giật, thai nhi bị chết lưu, bị sinh non,…
Chính vì thế, nên biết cách, chú ý xây dựng thực đơn hàng ngày cho bà bầu tiểu đường để kiếm soát bệnh và ngăn chặn những biến chứng nghiêm trọng có thể xảy ra ảnh hưởng tới thai nhi và thai phụ.
Đọc thêm chi tiết: Tiểu đường thai kỳ ảnh hưởng như thế nào đến thai nhi
3. Bà bầu tiểu đường thai kỳ nên có chế độ ăn uống hợp lý
Để đảm bảo sức khỏe và sự an toàn của mẹ và bé thì thực đơn hàng ngày cho bà bầu tiểu đường thai kỳ nên đáp ứng những điều sau:
– Bữa sáng lành mạnh
Bữa sáng là bữa ăn quan trọng của mọi người. Bữa sáng giúp điều chỉnh nồng độ đường trong máu suốt buổi sáng. Nên ăn có một bữa sáng khoa học, chọn những thực phẩm có chỉ số GI thấp nhưng vẫn giàu protein. Bà bầu có thể lựa chọn cháo và ngũ cốc nguyên cám, bánh mì ăn kèm với một số thực phẩm giàu protein,…
GI viết tắt của từ Glycaemic Index _ là chỉ số phản ánh tốc độ làm tăng đường huyết
– Chế độ ăn nhiều bữa trong ngày
Bà bầu nên bổ sung 2-3 bữa ăn phụ mỗi ngày. Nghĩa là bà bầu có thể chia nhỏ thành 6 bữa, 3 bữa chính, 3 bữa ăn nhẹ sáng, trưa tối. Chế độ ăn này giữ cho lượng đường trong máu ổn định trong suốt cả ngày.
– Ăn thực phẩm chứ nhiều chất xơ có chỉ số GI thấp
Mẹ bầu bị tiểu đường nên ăn những thực phẩm giàu chất xơ và có xu hướng GI thấp, những loại thực phẩm này không làm tăng lượng đường trong máu quá cao sau khi ăn xong. Gồm các loại: rau quả, ngũ cốc nguyên hạt, các loại đậu, đậu Hà Lan, đậu xanh, trái cây tươi,…
– Ăn rau củ quả hàng ngày
Thực đơn hàng ngày cho bà bầu tiểu đường nên đảm bảo có cả quả và rau. Nên ăn quả vào các bữa sáng và ăn rau trong các bữa ăn chính.
– Không bỏ bữa
Bỏ bữa ăn, cơ thể sẽ không tiếp thu đường để chuyển hóa thành năng lượng cho cơ thể. Mà dùng lượng đường có sẵn trong máu, gây hạ đường huyết, mệt mỏi. Bỏ bữa ăn còn làm gia tăng tình trạng tăng đường huyết đột ngột sau khi nạp một lượng thực phẩm sau đó.
– Hạn chế thức ăn chứa nhiều đường
Bà bầu tiểu đường không nên ăn các loại bánh kẹo ngọt, thức uống có ga, bánh ngọt,…Để làm giảm lượng đường trong máu hiệu quả.
Bà bầu có thể pha loãng nước ép trái cây để uống, hoặc sử dụng thức uống có thành phần đường thấp.
– Không nên ăn các loại thực phẩm chứa nhiều chất béo: Như da, thức ăn chiên xào, phủ tạng, lòng đỏ trứng,…
– Ăn nhạt hơn và không sử dụng thực phẩm chế biến sẵn.
Người bệnh có thể tìm hiểu thêm về chỉ số đường huyết nhận biết bệnh tiểu đường.
4. Xây dựng thực đơn hàng ngày cho bà bầu tiểu đường
Dưới đây là một mẫu thực đơn gợi ý cho bà bầu mắc bệnh tiểu đường. Thực đơn này giúp kiểm soát tốt lượng đường trong máu, cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng cho cơ thể, và tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của thai nhi.
Bữa ăn/ Ngày |
Thức ăn |
Đồ uống |
Bữa sáng |
Ăn cơm gạo lứt
+ Trứng
+ Thịt nạc
+ Rau quả tươi
Hoặc phở gạo lứt nấu thịt bò
|
Sử dụng trà gạo lứt (bổ sung sắt) |
Bữa phụ buổi sáng |
|
Tầm 9h sáng, uống thêm sữa thảo mộc: thành phần gồm gạo lứt rang, đậu đỏ rang, hạt sen lứt,…Rất tốt cho cơ thể. |
Bữa trưa |
1-2 bát cơm gạo lứt
+Thịt, cá, trứng
+ Rau xanh.
Trái cây: bưởi, cam, nho,…
|
Trà gạo lứt, đậu đỏ |
Bữa phụ buổi trưa |
Tầm 3h chiều nên ăn thêm những thực phẩm bánh tốt cho người tiểu đường như: bánh gạo lứt vừng đen, cốm gạo lứt, hạt óc chó, hạnh nhân,… |
|
Bữa tối |
1 bát gạo lứt + thức ăn theo sở thích của bà bầu.
Trái cây: Bơ, chuối, bưởi,…
|
|
Bữa phụ buổi tối |
|
Đến 9h tối, trước khi đi ngủ, uống sữa thảo mộc hoặc sữa tươi. |
Trong mẫu thực đơn hàng ngày cho bà bầu tiểu đường này, lấy gạo lứt là thực phẩm chủ đạo vì gạo lứt giàu chất xơ, magie và nhiều dưỡng chất khác tốt cho mẹ và bé.
Lượng chất xơ trong gạo lứt giúp chuyển hóa chậm lượng carbohydrate thành đường, để có thể tăng thời gian giúp "hóc-môn kiểm soát đường" kịp đưa vào tế bào. Magie có tác dụng thúc đẩy sự hoạt động của hơn 300 enzim, kiểm soát tốt hơn lượng đường trong máu.
Xem thêm: Thực đơn ăn kiêng tiểu đường thai kỳ
5. Vận động thường xuyên sẽ hỗ trợ ổn định đường huyết
Kết hợp thực đơn ăn uống hàng ngày cho bà bầu tiểu đường với vận động thường xuyên mỗi ngày giúp kiểm soát tốt lượng đường huyết trong máu, kiểm soát cân nặng, và giúp thai phụ chuẩn bị tốt cho cuộc sinh nở sắp tới dễ dàng, khỏe mạnh cho mẹ và con. Bà bầu tiểu đường nên tham khảo ý kiến bác sĩ, cơ thể mình phù hợp với loại vận động nào:
– Đi bộ: Tốt cho hệ tim mạch, tử cung co bóp nhanh và dễ dàng hơn. Đốt cháy calo, kiểm soát trọng lượng tốt, giúp cơ thể khỏe mạnh, giảm nguy cơ các biến chứng tiểu đường thai kỳ như tiền sản giật,…
– Bơi lội: Giúp tiêu hao năng lượng thừa, giúp phòng tránh tiền sản giật và kiểm soát tốt bệnh tiểu đường. Người mẹ bầu bơi lội còn giúp giảm đau đầu, hệ thần kinh của bé phát triển khỏe mạnh.
– Yoga: Tập yoga giúp cơ thể dẻo dai, kiểm soát cân nặng, tập thở đều.
– Khiêu vũ: Giúp bà bầu có tinh thần vui vẻ và thoải mái. Hạn chế nguy cơ bệnh tiểu đường cho thai phụ.
Hãy xây dựng thực đơn hàng ngày cho bà bầu tiểu đường một cách cẩn trọng, đầy đủ dinh dưỡng cho cả bà bầu và thai nhi mà vẫn kiểm soát tốt bệnh tiểu đường. Khi kiểm soát tốt được bệnh tiểu đường thai kỳ thì không còn lo lắng những biến chứng có thể ảnh hưởng đến sức khỏe mẹ và bé.
Gợi ý – Tìm Hiểu Chi Tiết: