Phản ứng miễn dịch
- Bước 1: Một hệ miễn dịch khỏe mạnh sẽ bảo vệ con người bằng cách tạo ra một rào cản ngăn chặn mầm bệnh hoặc kháng nguyên lạ xâm nhập vào cơ thể.
- Bước 2: Nếu chúng có thể vượt qua khỏi hàng rào, hệ miễn dịch tiếp tục sản sinh các tế bào bạch cầu, cũng như các hóa chất và protein khác nhằm tấn công và phá hủy những yếu tố lạ có thể gây hại này.
Hệ miễn dịch sẽ làm mọi cách để tìm ra và loại bỏ kháng nguyên trước khi chúng bắt đầu phân chia.
- Bước 3: Trong trường hợp thất bại, hệ thống phòng thủ của cơ thể còn tăng cường hoạt động mạnh mẽ hơn nữa để kìm hãm, không để cho mầm mống gây bệnh phát triển.
Hệ miễn dịch có thể nhận ra hàng triệu kháng nguyên khác nhau và sẽ phát huy toàn bộ chức năng cần thiết để loại bỏ hầu hết những yếu tố gây bệnh xâm nhập. Nếu hoạt động một cách bình thường, hệ thống phòng thủ phức tạp này có thể ngăn chặn các vấn đề sức khỏe từ cảm lạnh thông thường cho đến ung thư nguy hiểm.
Đông trùng hạ thảo giúp tăng cường hệ miễn dịch
Đông trùng hạ thảo rất hiệu quả trong việc nâng cao miễn dịch
- Hệ miễn dịch chịu trách nhiệm bảo vệ cơ thể chống lại sự nhiễm trùng của vi khuẩn và virus. Trong cơ thể người, các tế bào ung thư có thể xuất hiện như là kết quả của sự đột biến làm chết các tế bào cũ và các mô có thể gây nhiễm vi trùng, vi khuẩn.
- Đông trùng hạ thảo (ĐTHT) kích thích hệ thống miễn dịch bằng cách tăng số lượng bạch cầu - giúp cơ thể chúng ta phòng chống lại các bệnh nhiễm trùng khác nhau khi các bệnh nhân bị thiếu khả năng miễn dịch, như bệnh nhân ung thư, viêm gan B, HIV, bệnh liên quan đến Virus được dùng đông trùng hạ thảo để hỗ trợ điều trị bệnh (Holliday, J và cộng sự Encyclopedia of supplementary diet Dekker Encyclopedias, Taylor và Francis Publishing, 2005).
- Đối với các trường hợp bệnh nhân tăng miễn dịch quá cao như bệnh bạch cầu (lymphoma) hoặc các bệnh thấp khớp khi dùng đông trùng hạ thảo cho thấy số lượng và tác động của bạch cầu trong máu giảm và số lượng hồng cầu tăng. Quá trình này diễn biến là do các cơ chế trong các pha khác nhau sản xuất máu. Các tế bào máu được sản xuất trong tủy xương. Chúng ra khỏi tủy xương đầu tiên ở dạng chưa thành thục và sau đó xâm nhập vào các cơ quan khác ở dạng thành thục với các dạng khác nhau của tế bào máu như hồng cầu, tế bào T. Khi có mặt của đông trùng hạ thảo, nó ảnh hưởng lên các cơ chế khác nhau sản sinh hồng cầu, bạch cầu và tế bào T. Ở đây nó trực tiếp tới quá trình biến đổi các tế bào máu ở dạng chưa thành thục thành dạng thành thục.
- Nấm Đông Trùng Hạ Thảo được mô tả rất nhiều tác động tăng cường miễn dịch: sự gia tăng số lượng bạch cầu, tế bào T-helper, tế bào NK và đại thực bào, biểu hiện như sự gia tăng miễn dịch tế bào chống lại các bệnh nhiễm trùng, đặc biệt là virut và nấm. (Halpern, G., Cordyceps: Nấm chữa bệnh của Trung Quốc, Tập đoàn xuất bản Avery, New York, 1999)
Theo Sức khoẻ đời sống