Đái tháo đường (ĐTĐ) là một nhóm bệnh rối loạn chuyển hóa cacbohydrat khi hormon "hóc-môn kiểm soát đường" của tụy bị thiếu hay giảm tác động trong cơ thể, biểu hiện bằng mức đường trong máu luôn cao;
Bệnh là một trong những nguyên nhân chính của nhiều bệnh hiểm nghèo, điển hình là bệnh tim mạch vành, tai biến mạch máu não, đục thủy tinh thể, suy thận, liệt dương, hoại thư...
Cẩm nang cho bệnh nhân tiểu đường bạn nên biết:
|
Các chuyên gia dinh dưỡng hướng dẫn cách chọn và chế biến thức ăn cho bệnh nhân trong ngày hội đái tháo đường. Ảnh: Thiên Chương
|
Chế độ ăn trong bệnh ĐTĐ rất quan trọng
Chế độ ăn hợp lý là nền tảng cho kế hoạch điều trị ĐTĐ. Chế độ ăn hợp lý giúp cho bệnh nhân ổn định mức đường trong máu, giảm được liều thuốc cần sử dụng, ngăn chặn hoặc làm chậm xuất hiện các biến chứng, kéo dài tuổi thọ bệnh nhân.
Ngoài ra còn giúp người bệnh cảm thấy thoải mái, tự tin trong cuộc sống, ít có cảm giác bị tách biệt trong đời sống xã hội. Chế độ ăn của người bệnh ĐTĐ nên gần giống với người bình thường, ăn đều đặn, không bỏ bữa, chia thành nhiều bữa nhỏ trong ngày (4 - 6 bữa).
Lượng bột đường (gạo, ngô, khoai...) gần với mức người bình thường (50 - 60%).
Cho phép người ĐTĐ được sử dụng đường đơn giản ở mức hạn chế (đường để nêm thức ăn, cho vào các loại thức uống...).
Giảm lượng chất béo (nên ăn các loại dầu, mỡ cá): 20 - 25%.
Tăng chất xơ (có nhiều trong rau, trái cây).
3 nhóm thức ăn người bệnh ĐTĐ cần đặc biệt tuân thủ
Nhóm thức ăn nên dùng: Các loại bánh mì không pha phụ gia, gạo, mì sợi: số lượng vừa phải; sữa tách béo, lòng trắng trứng gà, các loại thịt nạc, thịt gà bỏ da, các loại cá ít béo, các loại rau xanh có lượng đường thấp: các loại rau cải, mồng tơi, bí bầu, mướp, dưa chuột...
Nhóm thức ăn hạn chế: Bánh mì trắng, ngọt, các loại cá béo, thịt dê, cừu, rau quả đóng hộp, các loại quả chín, cà phê, chè, các chất ngọt nhân tạo, muối khoáng có đường.
Nhóm thức ăn cần tránh hoặc ăn rất ít: Đường (trừ lượng cho phép), các loại mật, bánh ngọt, kẹo, mứt, các loại nước ngọt, nước quả có đường; sữa béo; thịt nhiều mỡ; thức ăn chế biến sẵn: xúc xích, thịt hun khói, các loại phủ tạng...; cá nhiều mỡ (cá basa); lòng đỏ trứng; bơ, mỡ đông lạnh; khoai tây rán; quả ngọt dạng sấy khô, quả ngâm đường; các loại đồ uống: rượu, bia, nước ngọt...
Theo Sức Khoẻ Và Đời Sống
Thanh đường Gamosa giúp ổn định lượng đường hiệu quả:
>> Thanh đường gamosa được các giáo sư y bác sĩ và các nhà khoa học thuộc trung tâm nghiên cứu ứng dụng của Học viện quân y bào chế từ các dược liệu quý có tác dụng giảm glucose máu, giảm glucose niệu, tăng khả năng dung nạp glucose. Sự kết hợp dược liệu trong Thanh Đường GAMOSA tạo thành một chế phẩm có tác dụng tốt đối với bệnh ĐTĐ tuýp 2.
>> Kết quả nghiên cứu được viện quân y 103 thử nghiệm và theo dõi trên bệnh nhân mắc tiểu đường trong nhiều năm.
>> Kết quả cho thấy Thanh Đường Gamosa có tác dụng rất rõ rệt đối với bệnh nhân ĐTĐ tuýp 2 . Hầu hết các bệnh nhân sau điều trị đều có glucose niệu âm tính, glucose máu được kiểm soát ở mức tốt và tối ưu. Thanh Đường GAMOSA không gây tác dụng phụ trên lâm sàng và không làm thay đổi các chỉ tiêu huyết học và sinh hoá.
Bệnh nhân tiểu đường có thể đặt mua Thanh Đường Gamosa ngay tại đây: